Lông mày trẻ sơ sinh có vảy thì phải làm sao?

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc lông mày trẻ sơ sinh có vảy thì phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách chữa trị hiện tượng này hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc xử lý đúng cách khi trẻ bị mảng vảy trên da đầu, lông mày cũng như đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

long-may-tre-so-sinh-co-vay

>> Xem thêmbiểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh – trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình

Hiện tượng da đầu và lông mày trẻ sơ sinh có những mảng vảy là hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh và hiện tượng này thường gọi là cứt trâu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do viêm da tiết bã nhờn, bã nhờn được bài tiết qua các vùng da trên và tạo thành các vảy như gàu nhưng dày hơn. Khi trẻ bị cứt trâu sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng trông có vẻ thô thiển.
  • Trên ngực và cổ trẻ có thể có nhọt mọc trên da và má.
  • Phía sau tai trẻ có xu hướng nứt và có vảy.

Bệnh không gây khó chịu cũng như đau đớn cho bé, cũng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nên cha mẹ bé có thể yên tâm nhé.

Làm gì để chữa trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều cách để chữa trị dứt điểm cưt trâu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng nước bồ kết, nước cốt chanh, nước chè đặc, muối tinh pha loãng hoặc dầu trẻ em pha với nước ấm để tắm gội, xoa lên vùng da đầu đóng nhiều vảy của trẻ để làm cứt trâu mềm dần và bong ra.

Ngoài ra, có một phương pháp dân gian thường dùng để trị cứt trây ở trẻ là dùng nước tiểu. Đầu tiên, mẹ thấm nước tiểu của bé vào chiếc khăn xô rồi đắp lên phần da đầu con, đợi 10 phút thì gội đầu cho bé bằng nước pha chanh. Mẹ thực hiện 2 – 3 lần là da đầu con sẽ sẽ bóng ngay.

Cha mẹ lưu ý không cố cậy các mảng cứt trâu trên đầu và lông mày bé nhé, vì có thể làm cho da đầu bé bị tổn thương, sưng viêm da, gây nhiễm trùng.

Cách phòng bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh ngoài da cho con, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng đúng sản phẩm trẻ bé sơ sinh.
  • Tăm cách quãng cho bé.
  • Tránh làm da của bé bị tổn hại khi tắm.
  • Chăm sóc cuống rốn cho trẻ đúng cách.
  • Tã bẩn và ướt sẽ kích thích da trẻ sơ sinh, gây hăm, khi trẻ bị hăm mẹ có thể thoa thuốc mỡ chống hăm có thể có hữu ích.
  • Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm vải an toàn, phù hợp với làn da trẻ sơ sinh giúp bảo vệ da bé từ quần áo.

>> Quảng cáo dịch vụđồ trang trí giáng sinh mua ở đâu giá rẻ và uy tín – dịch vụ nhận đặt mua trang phục ông già noel cho bé ở Hà Nội và TP.HCM – kinh nghiệm mua hàng mỹ xách tay về Việt Nam – mua chăn ra gối nệm ở đâu rẻ và uy tín

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Mẹ quan sát và khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ trên da mà không khỏi sau 2-3 ngày thì nên đưa trẻ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Lời khuyên là tốt nhất, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên cho con khám định kỳ 1 tháng/lần đối với bé dưới 1 tuổi, 2 tháng/lần đối với bé từ 1 đến 2 tuổi để đánh giá đúng quá trình phát triển của con và sớm dự phòng những nguy cơ sức khoẻ cho trẻ.

Leave a comment