Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn đỏ mặt phải làm sao?

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn đỏ mặt thì phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc hiểu đúng về hiện tượng vặn mình và rặn đỏ mặt ở trẻ sơ sinh, cũng như sớm phát hiện những bất thường ở trẻ và đưa trẻ đi thăm khám, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

>> Xem thêmcách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt – cách xoa bụng để chữa táo bón

tre-so-sinh-hay-van-minh-va-ran-e-e-do-mat

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không?

Cha mẹ đừng quá lo lắng, biểu hiện trẻ hay vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết và bé vẫn biểu hiện bình thường, không ói, không khóc khó chịu, vẫn lên cân tốt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý nếu trẻ quấy khóc nhiều thì cần đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra để biết được nguyên nhân gây vặn mình và rặn đỏ mặt cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả. Sau đây là một số bệnh lý ở trẻ kèm dấu hiệu vặn mình đỏ mặt, cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ thiếu canxi máu: bệnh thường gặp những trẻ sinh non, dinh dưỡng kém. Khi thếu canxi máu, trẻ sẽ có những biểu hiện như dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói, trẻ còi, chậm tăng cân.
  • Trẻ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản: khi đó, trẻ sẽ có những triệu chứng như hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.

Tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt ở trẻ là sinh lý bình thường, hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Nếu trong cơn vặn mình của trẻ có kèm theo triệu chứng bất thường khác như khó ngủ và ngủ ít (trẻ ngủ không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ngày), giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân, tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu, < 88gr/tháng thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D.

Khi trẻ thiếu vitamin D, thì trẻ cần được bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài, các mẹ cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ lưu ý không tự ý mua thuốc bổ sung cho bé dù là vitamin D hay canxi, mà phải được bác sĩ kê toa, vì nếu thừa vitamin D hay canxi cũng có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

>> Quảng cáo dịch vụ: dịch vụ hàng xách tay nhật bản về Việt Nam uy tín – mua chăn ga gối đệm ở đâu rẻ và đẹp nhất hiện nay – máy hâm sữa fatz có tốt không mua ở đâu thì tốt – hướng dẫn cách mua hàng trên ebay về Việt Nam uy tín

Cách tắm nắng cho trẻ đúng cách để bổ sung Vitamin D

Mẹ cũng nên lưu ý tắm nắng cho bé 10 – 30 phút mỗi ngày, giúp bổ sung vitamin D cho xương và răng của bé chắc khỏe. Thời gian cho trẻ tắm nắng thích hợp là từ 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Khi tắm nắng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi tắm nắng, nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
  • Nên mặc ít áo cho trẻ, để hở da càng nhiều càng tốt.
  • Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của trẻ.
  • Không nên cho trẻ tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
  • Nên tắm nắng cho ở nơi thoáng đãng, có nhiều nắng, không nên tắm ở những nơi gió lộng.
  • Nếu tắm nắng cho trẻ ở trong phòng, các mẹ nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
  • Trong lúc tắm nắng cho trẻ, nếu thấy da trẻ chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, mẹ lưu ý nên cho trẻ uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người bé.
  • Cho trẻ uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Vào mùa hè, các mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.

Leave a comment