Làm gì khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn?

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn vào ban đêm thì phải làm sao cũng như biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng ngủ không ngon giấc ở trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ cũng như xử lý đúng cách, kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

>> Xem thêmbụng trẻ sơ sinh phình to – trẻ sơ sinh bị lang beng – vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh

be-ngu-khong-ngon-giac-hay-lan-lon

Tại sao đêm bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn?

Khi nói đến giấc ngủ của tất cả chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ thì cần phải quan tâm đến mối quan hệ chăt chẽ giữa giấc ngủ và lớp vỏ ngoài của não, vì một trong những chức năng phức tạp nhất của não bộ là điều khiển tình trạng thức hoặc ngủ của trẻ. Trong giấc ngủ, vỏ não phải ức chế tất cả các hoạt động của bộ phận não liên quan đến vận động ý thức, trong khi các vùng não điều khiển vận động vô thức vẫn làm việc bình thường như: nhịp thở, nhịp tim, nhu động ruột, nhu động hệ niệu,… Đối với trẻ em, việc điều khiển giấc ngủ này là công việc rất khó khăn, vì trẻ nhỏ não chưa trưởng thành. Vì vậy, có thể giải thích được vì sao trẻ vẫn có thể vận động chân tay hoặc biểu hiện cảm xúc như cười, khóc,… trong lúc ngủ, vì một số vùng vận động ý thức của trẻ không bị ức chế hoàn toàn nên. Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng tình trạng này, cụ thể như sau:

  • Yếu tố cảm xúc lúc bé thức còn ảnh hưởng trong giấc ngủ như kích thích, ức chế, quấy khóc,…
  • Yếu tố thể chất như vận động, hoạt động nhiều hơn bình thường.
  • Những kích thích sinh lý ở trẻ như mắc tiểu, mắc cầu, nhu động ruột,…
  • Tình trạng bệnh lý như quấy, sốt, đau đớn, khó chịu,…
  • Yếu tố vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh nhạy cảm hơn như thiếu canxi, magne, photpho,…

>> Quảng cáo dịch vụchăn điện có giặt được không và cách giặt đúng cách như thế nào – dịch vụ nhận đặt mua hàng xách tay đức tại hà nội uy tín – tư vấn tặng quà giáng sinh cho bạn traihay tặng quà noel cho bạn gái như thế nào ý nghĩa

Trường hợp nhiều trẻ khi ngủ đã nhắm mắt nhưng tay chân còn vận động làm bé lăn lộn, nghiêng qua bên phải, tay chân đập xuống nệm,… là hiện tượng bình thường, vì ở độ tuổi này não của trẻ chưa trưởng thành và giấc ngủ chưa sâu. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn vào ban đêm:

  • Bé đã biết lật, tay chân cử động mạnh hơn trước, bé vận động nhiều hơn trong ngày, vì vậy sẽ có những biểu hiện tương tự trong giấc ngủ của trẻ.
  • Giao tiếp cộng đồng của trẻ tốt hơn, vì vậy trẻ sẽ có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, lo lắng, sợ hãi,…
  • Trẻ đang tuổi mọc răng, nhưng bổ sung một số chất vi khoáng không đầy đủ hoặc phơi nắng không hiệu quả sẽ khiến bé bị thiếu canxi, magne, photpho,…
  • Chế độ ăn uống của trẻ bị thay đổi như thức ăn lạ, tập ăn, bị ép ăn,… việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Trẻ ngủ không ngon giấc hay lăn lộn phải làm sao?

Các nguyên nhân kể trên đều không nguy hiểm và không liên quan đến bệnh lý, trẻ sẽ tự hết sau 6 tuổi. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng  nhé.

Nếu loại bỏ hết tất cả các nguyên nhân trên mà bé vẫn khó ngủ hay lăn lộn hoặc nếu quá lo lắng thì cha mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn hoặc có thể đưa con đi khám, đặc biệt khi bé có những dấu hiệu bất thường như: biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm,…

Leave a comment